khanhthanhBVDKTTdd

Khánh thành Bệnh viện Đa khoa tỉnh Tiền Giang – Hoàng Kim Phúc đảm nhận gói thầu Ốp chì tấm bức xạ

Sáng ngày 25/02, Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh Tiền Giang tổ chức Lễ khánh thành Bệnh viện Đa khoa tỉnh Tiền Giang tọa lạc tại số 315, Quốc lộ 1, ấp Long Hưng, xã Phước Thạnh, TP. Mỹ Tho và Họp mặt kỷ niệm 68 năm Ngày Thầy thuốc Việt Nam (27/02/1955 – 27/2/2023).

Đến dự có ông Huỳnh Văn Niềm, nguyên Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, nguyên Bí thư Tỉnh ủy; bà Trần Thị Kim Cúc, nguyên Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, nguyên Bí thư Tỉnh ủy; ông Nguyễn Văn Danh, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn Đại biểu Quốc hội đơn vị tỉnh Tiền Giang; ông Nguyễn Văn Vĩnh, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Tiền Giang; các đồng chí nguyên là lãnh đạo Tỉnh ủy, UBND tỉnh; các đồng chí Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, lãnh đạo các sở, ngành, đoàn thể tỉnh Tiền Giang và lãnh đạo các huyện, thị, thành; lãnh đạo ngành Y tế và Bệnh viện Đa khoa tỉnh Tiền Giang qua các thời kỳ; lãnh đạo các bệnh viện và Trung tâm Y tế trong tỉnh Tiền Giang…

Theo báo cáo của Giám đốc Ban Quản lý Dự án đầu tư xây dựng công trình dân dụng và công nghiệp tỉnh Tiền Giang, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Tiền Giang có quy mô 1.000 giường bệnh với tổng mức đầu tư trên 2.300 tỷ đồng, là dự án thuộc nhóm A, công trình Bệnh viện cấp I. Bệnh viện được xây dựng trên khu đất có tổng diện tích khoảng 100.000m2 (10 ha), trong đó tổng diện tích xây dựng là 23.258m2. Các hạng mục công trình của Bệnh viện bao gồm: 04 khối nhà chức năng chính, quy mô công trình cao từ 01 đến 10 tầng (Khối nhà chính N1, Khối nhà dinh dưỡng N2, Khối nhà truyền nhiễm N3 và Khối nhà tang lễ N4) và các hạng mục phụ trợ.

Khối nhà chính cao 10 tầng nổi và 01 tầng hầm được phân bố các Khoa Cấp cứu người lớn, Khoa Cấp cứu nhi, Khoa Hồi sức tích cực – chống độc người lớn và trẻ em, Phòng mổ (Khoa Phẫu thuật gây mê hồi sức), các Khoa lâm sàng nội trú, Khoa cận lâm sàng (xét nghiệm, chẩn đoán hình ảnh), Khoa Dược, Khoa Khám bệnh ngoại trú,  Khu Cấp phát thuốc bảo hiểm, nhà giữ xe tầng hầm và các Phòng chức năng, hành chánh…

Khối nhà dinh dưỡng, dịch vụ cao 03 tầng, gồm: Khoa Dinh dưỡng, Khoa Kiểm soát nhiễm khuẩn và bếp ăn cho bệnh nhân, người nhà người bệnh và nhân viên y tế. Khối nhà truyền nhiễm cao 04 tầng, đây là khối nhà thuộc Khoa Nhiễm phụ trách, thiết kế tách ra riêng biệt với các khoa, phòng khác nhằm đảm bảo vấn đề phòng, chống lây nhiễm.

Còn lại là Khối nhà tang lễ cao 01 tầng và các công trình phụ trợ quy mô đơn giản gồm các nhà bảo vệ, nhà khí y tế và nồi hơi, trạm điện, nhà lưu rác thải, khối nhà xử lý nước thải, các cổng, tường rào. Các hạng mục khác gồm sân vườn, hệ thống hạ tầng kỹ thuật ngoài nhà khác, chiếu sáng ngoài nhà, phòng chống mối, chống sét, camera, âm thanh công cộng, thông tin liên lạc, thông gió và điều hòa không khí, khí y tế.

Bệnh viện Đa khoa tỉnh Tiền Giang là bệnh viện tuyến cuối trong hệ điều trị của tỉnh Tiền Giang. Việc xây dựng mới bệnh viện đã tạo điều kiện để người dân tỉnh nhà được hưởng dịch vụ tiện ích hiện đại trong chăm sóc sức khỏe.

Dịp này, UBND tỉnh Tiền Giang đã trao Cờ thi đua xuất sắc cho Bệnh viện Đa khoa tỉnh Tiền Giang; tặng Bằng khen cho 11 tập thể và 29 cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác xây dựng và di dời Bệnh viện Đa khoa tỉnh Tiền Giang.

Cùng với Lễ khánh thành Bệnh viện Đa khoa tỉnh Tiền Giang, ông Nguyễn Văn Vĩnh, Chủ tịch UBND tỉnh Tiền Giang đã trân trọng chúc mừng toàn thể cán bộ, viên chức ngành Y tế nhân dịp kỷ niệm 68 năm Ngày Thầy thuốc Việt Nam (27/02/1955 – 27/2/2023). Chủ tịch UBND tỉnh nhấn mạnh, lãnh đạo tỉnh luôn tri ân và trân trọng những cống hiến to lớn của ngành Y tế đối với sự nghiệp chăm sóc sức khỏe Nhân dân tỉnh nhà. Đặc biệt trong đại dịch Covid-19 vừa qua, cán bộ, viên chức ngành Y tế Tiền Giang đã nêu cao tinh thần “thầy thuốc như mẹ hiền”, dấn thân trên tuyến đầu phòng, chống dịch để bảo vệ sức khỏe và tính mạng của Nhân dân.

Benh-vien-An-Giangdd

An Giang khánh thành bệnh viện lớn nhất miền Tây – Hoàng Kim Phúc đảm nhận gói thầu Ốp chì tấm bức xạ

(AGO) – Sáng 29-4, UBND tỉnh long trọng tổ chức lễ khánh thành Bệnh viện Đa khoa Trung tâm An Giang. Đồng chí Võ Thị Ánh Xuân, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy; đồng chí Võ Anh Kiệt, Chủ tịch HĐND tỉnh; đồng chí Vương Bình Thạnh, Chủ tịch UBND tỉnh, cùng đại diện lãnh đạo các bộ, ngành Trung ương và các sở, ngành tỉnh đã đến dự.

Bệnh viện Đa khoa Trung tâm An Giang được xây dựng trên khu đất 4,6 héc- ta, diện tích xây dựng 12.806m2, với khu nhà chính cao 10 tầng, gồm 280 giường bệnh ngoại khoa, 300 giường nội khoa, 20 giường cấp cứu; công trình có mật độ xây dựng 28%, cây xanh 35%,  tổng kinh phí đầu tư 1.306 tỷ đồng, trong đó chi phí xây dựng 873 tỷ đồng, thiết bị 358 tỷ đồng…

Bệnh viện được đầu tư các trang thiết bị y tế hiện đại, như: Máy Citi 28 lát cắt, MRI 3.0 Tesla, máy phẫu thuật nội soi, đo loãng xương, siêu âm màu… đảm bảo phục vụ tốt nhất cho công tác chăm sóc sức khỏe của nhân dân. Đây là bệnh viện đầu tiên ở ĐBSCL có sân bay trực thăng phục vụ cấp cứu.

Phát biểu tại buổi lễ, Chủ tịch UBND tỉnh Vương Bình Thạnh mong muốn Chính Phủ, các bộ, ngành Trung ương tiếp tục tạo điều kiện, để tỉnh An Giang tiếp cận các nguồn vốn đầu tư, bổ sung các trang thiết bị chuyên môn hiện đại cho bệnh viện, nhằm đảm bảo phát triển chuyên môn kỹ thuật, hướng đến mục tiêu đảm bảo sức khỏe nhân dân ngày càng tốt hơn.

Chủ tịch tỉnh cũng yêu cầu các đơn vị chức năng kiểm tra, theo dõi, thực hiện nghiêm túc chế độ bảo hành công trình đảm bảo yêu cầu sử dụng dài lâu. Đối với các cán bộ, y, bác sỹ Bệnh viện Đa khoa Trung tâm An Giang cần bảo quản tốt tài sản, đảm bảo khai thác hiệu quả các thiết bị, phát huy tối đa công năng sử dụng phục vụ khám chữa bệnh hiệu quả cho Nhân dân…

Một số hình ảnh lễ khánh thành Bệnh viện Đa khoa Trung tâm An Giang:

 

BV-BINH-DINH-CHI-XQUANG-HOANGKIMPHUC11

Khánh thành bệnh viện Bình Định hợp tác công-tư quy mô 600 giường Hoàng Kim Phúc đảm nhận gói thầu Ốp chì tấm bức xạ

NDĐT- Sáng 31-3, UBND tỉnh Bình Định cùng Công ty CP Bệnh viện (BV) Đa khoa Bình Định tổ chức lễ khánh thành đưa vào sử dụng phần mở rộng theo mô hình hợp tác công – tư – BV Đa khoa Bình Định.

Liên danh này có tổng vốn đầu tư 1.300 tỷ đồng. Được xây dựng tại số 93 Phạm Ngọc Thạch, TP Quy Nhơn, sát với Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bình Định. Tổng diện tích sàn xây dựng 50.532m2.

BV Đa khoa Bình Định phần ở rộng có quy mô 600 giường, 25 chuyên khoa, được trang bị máy móc hiện đại như máy chụp mạch máu xóa nền DSA, máy CT Scaner 128 lát cắt hai cấp năng lượng, máy MRI 1,5 tesla, hệ thống xét nghiệm tự động tiên tiến. Bệnh viện có liên kết với các trường đại học y khoa và các bệnh viện lớn trong và ngoài nước nên sẽ có sự hợp tác giúp đỡ về chuyên môn chất lượng cao để cùng phát triển.

Trước mắt, bắt đầu từ ngày 9-4, bệnh viện liên danh sẽ đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh ngoại trú, nội trú bảo hiểm y tế thông tuyến cả nước với 8.000 đầu thẻ trong giai đoạn đầu; khám chữa bệnh theo yêu cầu chất lượng cao.

Theo Thứ trưởng Y tế Nguyễn Viết Tiến, mô hình mới này có tác dụng khai thông điểm nghẽn trong nỗ lực tăng cường năng lực y tế, góp phần cải thiện điều kiện chăm sóc sức khỏe cho người dân. Tuy nhiên, cần phải minh bạch trong quản lý công – tư; mở rộng quan hệ hợp tác, chuyển giao kỹ thuận với các đơn vị, các chuyên gia y tế hàng đầu của cả nước nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định Nguyễn Tuấn Thanh cho rằng: Việc ra đời của mô hình hợp tác công tư đầu tiên trong lĩnh vực y tế tại Bình Định đánh dấu bước ngoặt quan trọng trong quá trình thực hiện chính sách xã hội hóa y tế theo Nghị quyết 93/NQ-CP ngày 15-12-2014 của Chính phủ và Nghị quyết Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành T.Ư Đảng khóa XII.

 

ppungthu11

Điều trị ung thư bằng liệu pháp proton siêu đắt bùng nổ ở Trung Quốc

Gần đây, giới nhà giàu Trung Quốc lại rộ lên trào lưu chữa bệnh ung thư bằng liệu pháp proton.

Theo ghi nhận của Tạp chí Technology Review của đại học MIT, sử dụng liệu pháp proton – một hình thức có độ chính xác cao của xạ trị – để điều trị bệnh ung thư cho giới nhà giàu đang “bùng nổ” tại Trung Quốc. Từ chỗ không có cơ sở nào hỗ trợ phương pháp điều trị này, đến nay tại Trung Quốc đã có trên dưới 43 dự án, trung tâm hỗ trợ điều trị bằng liệu pháp proton mọc lên.

Zeng Xianwen, một chuyên gia trị ung thư bằng bức xạ – người có 60 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực này nói rằng liệu pháp proton là một phương pháp điều trị tích cực nhưng cảnh báo rằng đây không phải là phương pháp điều trị tuyệt đối với các bệnh nhân ung thư.

Những người ủng hộ cho rằng việc chiếu các chùm sáng proton là tốt hơn so với phương pháp xạ trị thông thường sử dụng tia X vì proton chuyển tải hầu hết năng lượng của nó lên khối u và ít huỷ hoại các mô mạnh khỏe ở xung quanh. Các nhà nghiên cứu (bao gồm cả ông Zeng) đang tìm cách cải thiện hơn nữa phương pháp điều trị này bằng cách giảm thiểu sự tác động lên da và các mô khác nơi bức xạ đi qua trước khi tiếp cận khối u.

Tuy nhiên, những nghiên cứu về proton hiện nay vẫn còn rất hạn chế và các nhà khoa học cho rằng cần phải đầu tư nhiều hơn nữa cho các lĩnh vực này. Ví dụ, một nghiên cứu năm 2014 về những trẻ em sống sót khi bị mắc khối u ở não ủng hộ ý kiến cho rằng liệu pháp proton có thể làm chất lượng cuộc sống của bệnh nhân tốt hơn khi so sánh với kết quả của xạ trị thông thường. Liệu pháp này hứa hẹn mang đến kết quả tốt trong điều trị khối u não ở trẻ em, bệnh ung thư vú, ung thư cổ và ung thư phổi. Nhưng những nghiên cứu này lại dựa trên cơ sở dữ liệu khá hạn chế và các tác giả của nó nói rằng kết luận cuối cùng có thể khác khi họ thu thập và đánh giá được nhiều số liệu hơn.

Xây dựng các trung tâm điều trị proton đắt hơn gấp nhiều lần so với các phòng chiếu xạ thông thường. Các chuyên gia nói rằng phải tốn hàng trăm triệu USD để xây dựng một trung tâm như vậy. Thậm chí, một hệ thống nhỏ gọn nhất cũng có thể ngốn số tiền từ 25 đến 30 triệu USD.

Thay vì xuất phát từ nhu cầu của cộng đồng y tế, các trung tâm này lại mọc lên theo xu hướng phát triển kinh tế tại Trung Quốc. Các nhà đầu tư nhận ra rằng các lĩnh vực như bất động sản, sản xuất ngày càng cho lợi nhuận ít hơn đầu tư vào y tế. Vì thế, có một làn sóng đầu tư vào các dịch vụ y tế đang bùng nổ tại Trung Quốc. Điển hình là việc APH Medical đầu tư số tiền lên đến 240 triệu USD cho một trung tâm trị liệu proton ở phía đông nam Trung Quốc.

Làn sóng này được tạo ra một phần do chính sách khuyến khích giới đầu tư đổ tiền vào y tế bằng cách nới lỏng các quy định về nhập khẩu thiết bị y tế của chính phủ Trung Quốc hồi năm 2015. Điều này khiến cho việc mua sắm các máy proton trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết.

Một số người lo ngại rằng sự phát triển các trung tâm này có thể làm tăng sự chênh lệch trong việc chăm sóc sức khỏe giữa những người giàu và nghèo trong xã hội. Trung bình một ca điều trị bằng liệu pháp proton tại Thượng Hải có giá trên 40 ngàn USD. Bệnh nhân phải trả toàn bộ chi phí vì các điều khoản bảo hiểm y tế không bao gồm việc điều trị bằng liệu pháp proton.

Vấn đề chuyên môn của nhân viên tại các trung tâm này cũng khiến nhiều người lo lắng. Một số bệnh viện đã hợp tác với các nhà đầu tư để xây dựng các trung tâm proton nhưng họ lại có rất ít chuyên gia cho lĩnh vực này. Hu Yimin, phục trách Bệnh viện Ung thư thuộc Học viện Y tế Trung Quốc cho biết: “Chúng ta nên phát triển liệu pháp proton nhưng không nên vội vàng như vậy”.

Chao, một cô gái 28 tuổi tại Trung Quốc đã kể cho phóng viên nghe về hành trình trị liệu bằng liệu pháp proton của cô. Năm 2014, bác sỹ nói rằng khối u hiếm ở đáy hộp sọ của cô đã bị tăng trưởng trở lại sau phẫu thuật. Một bác sỹ đề nghị cô sử dụng liệu pháp proton lúc đó chưa có mặt tại Trung Quốc.

Cô đã chi gần 30.000 USD để sang Nhật Bản trị bệnh bằng liệu pháp này. Kết quả khối u của cô đã ngừng phát triển và hiện tại cô đã có thể quay trở lại với công việc toàn thời gian của mình.

 

Barite-Hoangkimphucdd

Quá trình dẫn chụp cắt lớp của máy CT Scanner

Cũng như mọi phương tiện khác, chụp CT Scanner không phải cây đũa thần cho tất cả các bệnh, nó chỉ thực sự cần thiết khi bệnh nhân biết sử dụng đúng và khi thầy thuốc chỉ định đúng.

Hiện nay, đến bệnh viện chúng ta đã khá quen với với một y lệnh “cho đi chụp CT (xiti)”, nhưng để thực sự hiểu được ứng dụng kỹ thuât này sao cho đúng cũng cần biêt đôi điều cơ bản.

Nguyên văn tiếng Anh kỹ thuật chụp này là CT Scanner, có nghĩa là kỹ thuật chụp quét định khu vi tính hoá. Nói một cách dễ hiểu hơn, đây là kỹ thuật dùng nhiều tia X quang quét lên một khu vực của cơ thể theo lát cắt ngang phối hợp với xử lý bằng máy vi tính để được một hình ảnh 2 chiều hoặc 3 chiều bộ phận cần chụp.

So với kỹ thuật chụp X quang trước đây, CT Scanner là một thành tựu vượt bậc trong chẩn đoán hình ảnh giúp ích đắc lực cho thầy thuốc trong chẩn đoán, tiên lượng bệnh và do đó mang lại lợi ích không cần bàn cãi cho người bệnh. Ngành y tế nước ta đã mau chóng đầu tư trang bị máy và đào tạo nhân lực đủ trình độ để đáp ứng đòi hỏi nâng cao chất lượng chẩn đoán.

CT Scanner có những ứng dụng tiện ích sau: phát hiện khối u, dị dạng mạch máu não, khối máu tụ giập não, chảy máu, thiếu máu, phù não… trong chuyên khoa thần kinh sọ não. Cũng có thể phát hiện khối u, dị dạng, phồng lóc động mạch trong lồng ngực. Tương tự như vậy, chụp cắt lớp vùng bụng dễ dàng phát hiện những khối u, ổ ápxe, những hình ảnh bệnh lý khác trong ổ bụng hay trong khung chậu. 

Để làm rõ hơn hình ảnh của một khối bất thường, có thể dùng phối hợp thuốc cản quang theo đường tiêu hoá hay đường tĩnh mạch. Hiện nay, khó có thể hình dung, những bệnh nhân bị u não, bị chấn thương sọ não hay bị ung thư phổi mà lại thiếu phim CT Scanner để chẩn đoán và duyệt mổ. 

Từ vị trí chỉ là một chuyên khoa cận lâm sang tiến lên vai trò chẩn đoán hình ảnh, các kỹ thuật điện quang đã góp phần quan trọng giúp thầy thuốc không chỉ đoán bệnh chính xác mà còn đánh giá được mức độ nặng nhẹ, tiến triển của bệnh để chủ động tìm ra cách chữa tốt nhất.

Nhưng kỹ thuật này cũng có những hạn chế mà ta cần biết để lựa chọn giải pháp thích hợp. Trước hết, nó chỉ cho ta hình ảnh theo những lát cắt ngang song song với nhau nên khi có những tổn thương nằm lọt giữa hai lát cắt sẽ không nhìn thấy. 

Hoặc những lúc cần nhìn theo chiều dọc của cơ thể, ví dụ như hình ảnh cơ, xương, khớp, đường đi của mạch máu thần kinh hay ảnh dọc của sọ não… thì CT Scanner không làm được (lúc này phải cần đến một kỹ thuật khác là chụp cộng hưởng từ MRI). 

Một điều rất đáng quan tâm là khi chụp cắt lớp, người bệnh phải chịu một lượng tia X quang nhiều gấp hàng chục lần chụp thông thường, rất có hại đến sức khoẻ, đặc biệt là đối với sản phụ và trẻ em. Vì vậy, cũng như mọi phương tiện khác chụp CT Scanner không phải cây đũa thần cho tất cả các bệnh, nó chỉ thực sự cần thiết khi bệnh nhân biết sử dụng đúng dịch vụ y tế và khi thầy thuốc chỉ định đúng.

Có thể nói không quá là hiện nay, không ít thầy thuốc đã quá rộng rãi khi chỉ định chụp cắt lớp nếu không muốn nói là lạm dụng kỹ thuật này; làm dễ cho mình nhưng lại làm khó cho bệnh nhân tạo nên thói quen ỷ lại kỹ thuật cao đắt tiền mà lười hỏi bệnh, thăm khám người bệnh ân cần và cẩn thận. 

Nhưng cũng cần nói cho công bằng, ngay người bệnh bây giờ lại có tâm lý sính kỹ thuật cao siêu, nghe nói xiti thì đi khám bệnh cũng đòi được CT, cứ nghĩ rằng CT Scanner là kính chiếu yêu thấy được tất cả lục phủ ngũ tạng phát hiện tất cả các thứ bệnh; bác sĩ không cho chụp thì không an tâm, hay là có tiêu cực, hay là trình độ kém…

Ta đã biết một ít về CT Scanner, hãy hỏi thêm thầy thuốc để được tư vấn sao cho có lựa chọn thích hợp nhất khi đi khám chữa bệnh.

 

Theo BS Đào Thế Tân

Được đăng bởi Cty Hoàng Kim Phúc

Nhà thầu chuyên Thi công * [ Chì Tấm XQuang – Kính Chì – Cửa Chì – Bột Barite]

 

CHI-X-QUANG---HOANG-KIM-PHUC11

Chụp X Quang: Chỉ định dễ dãi, quy trình lỏng lẻo

(GD&TĐ) – Chụp X – quang đóng vai trò rất quan trọng trong việc chẩn đoán và điều trị bệnh hiện nay. Tuy nhiên, do sử dụng tia X nên việc chỉ định hay quy trình chụp X – quang, nhất là với những đối tượng đặc biệt như trẻ em, phụ nữ mang thai, cần kiểm soát chặt chẽ. Những bức xúc của bệnh nhân và người nhà bệnh nhân xung quanh câu chuyện chụp X-quang cho thấy đã đến lúc cần có những quy định nghiêm ngặt hơn về vấn đề này.

Chất lượng phim chụp X – quang kém: Hậu quả khôn lường!

Đến bây giờ, chị Hà Minh (phố Liên Trì – Hà Nội) vẫn ân hận vì ngay từ đầu đã không cho con đến khám “đúng địa chỉ”, mà lại lựa chọn phòng khám tư nhân cho nhanh, cho tiện, để đến nỗi con chị bị bệnh nặng, phải nhập viện cấp cứu. Đợt đó, con chị Minh bị ho, sổ mũi dài ngày, kèm theo nôn trớ nhiều, chị Minh cho con đi khám ở một phòng khám tư trên phố Ngô Thì Nhậm (Hai Bà Trưng, Hà Nội). Bác sĩ chỉ định cho con chị chụp X-quang vì nghi ngờ cháu bị viêm phế quản phổi, nhưng hình ảnh phim chụp cho thấy phổi của cháu hoàn toàn bình thường. Do vậy, bác sĩ kết luận con chị Minh bị viêm mũi, viêm họng cấp.

Nhưng uống hết đợt kháng sinh bác sĩ kê, con chị Minh vẫn không hết bệnh, các biểu hiện cũng không đỡ. Chị Minh tiếp tục cho con đi khám lại ở phòng khám tư nói trên. Bác sĩ lại chỉ định cho con chị chụp X – quang một lần nữa, kết quả vẫn là “phổi của cháu không có vấn đề gì”. Hai hôm sau, khi con chị bị sốt cao, đêm ngủ nôn nhiều, ho nặng tiếng, có biểu hiện khó thở, chị Minh vội vàng đưa con đến Bệnh viện Nhi Trung ương. Lúc này, con chị đã bị viêm phổi nặng, phải nhập viện cấp cứu ngay.

Điều đáng nói là khi chụp phim X – quang tại bệnh viện, kết quả cho thấy phổi của con chị Minh bị tổn thương rất rõ. Chị Minh đã cẩn thận mang theo phim chụp của những lần trước cho bác sĩ xem thì được giải thích: Đúng là căn cứ vào những tấm phim này thì phổi của con chị không có vấn đề gì. Nhưng tình trạng bệnh thực tế cho thấy cháu đã bị viêm phổi khá lâu. Do đó, có khả năng phim chụp X – quang của phòng khám tư mà chị Minh cho con đến khám là không chính xác. Trong thực tế, có không ít trường hợp phải chụp lại phim X – quang do phim cũ bị hỏng, hoặc chất lượng hình ảnh không phản ánh đúng thực tế, dẫn đến những sai lệch trong chẩn đoán. Chính vì vậy, khi chẩn đoán bệnh, các bác sĩ luôn phải dựa vào nhiều phương pháp khác nhau như lâm sàng, cận lâm sàng…

Theo tài liệu về chẩn đoán hình ảnh của Đại học Y Hà Nội, chất lượng hình ảnh y học nói chung, của phim chụp X – quang nói riêng, phụ thuộc vào nhiều yếu tố như phương pháp ghi hình, đặc điểm của thiết bị, người vận hành kỹ thuật… Do đó, chỉ cần một trong những yếu tố trên không đảm bảo, chất lượng phim chụp X – quang sẽ bị ảnh hưởng.

Chỉ định dễ dãi, quy trình lỏng lẻo

Ông Đặng Thanh Lương – Phó cục trưởng Cục An toàn bức xạ và Hạt nhân, Bộ Khoa học & Công nghệ – cho biết, mỗi người không nên chụp X-quang quá 3 – 5 lần một năm; chụp X-quang cần có chỉ định chặt chẽ của bác sĩ.

Tuy nhiên, tại một số bệnh viện, nhất là các phòng khám tư nhân hiện nay, nhiều bác sĩ đang có chỉ định chụp X – quang khá dễ dãi đối với bệnh nhân. Thậm chí, bệnh nhân đau đầu, đau bụng cũng chỉ định chụp X – quang…

Mặt khác, theo quy định về an toàn trong chụp X – quang, không được để những người không phận sự ở trong phòng chụp X – quang. Trong trường hợp trẻ em cần có người lớn đi kèm để giúp đỡ thì người giúp bệnh nhân không nên ở lâu trong phòng, tránh việc phải chịu tia phóng xạ không cần thiết… Thế nhưng, theo phản ánh của chị Nguyễn Thị Nhưng (thị trấn Trạm Trôi, Hoài Đức, Hà Nội), ngay tại hai bệnh viện tuyến Trung ương mà chị đã từng đến khám hoặc đưa người nhà đi khám, vẫn có hiện tượng kỹ thuật viên cùng một lúc gọi mấy bệnh nhân vào phòng chụp phim X – quang. Vì thế, trong khi chờ đến lượt mình chụp, không chỉ bệnh nhân chụp sau mà cả người nhà của họ đều phải chịu một liều lượng phóng xạ không cần thiết ảnh hưởng lên cơ thể.

Đặc biệt, những phụ nữ mang thai cần tránh tiếp xúc tối đa với tia X khi không thực sự cần thiết. Nhưng không ít trường hợp, bác sĩ, kỹ thuật viên chụp X – quang phớt lờ thông báo của thai phụ, như trong trường hợp chị K.N (phố Vọng – Hà Nội) khi đưa con đi khám tại một phòng khám tư nhân trên đường Giải Phóng. Khi bác sĩ chỉ định con chị phải chụp X – quang, chị K.N đã hỏi bác sĩ là chị đang mang thai, nếu vào phòng chụp cùng con thì có ảnh hưởng gì không, nhưng cả bác sĩ và kỹ thuật viên chụp X-quang đều không có một lời cảnh báo, cũng như không hề có ý định giúp đỡ chị giữ cháu bé trong quá trình chụp X – quang, để chị K.N không phải vào phòng chụp. Sau khi chụp X – quang cho con xong, cảm thấy không yên tâm, chị K.N lên mạng tìm kiếm thông tin thì mới biết rằng dù chỉ vào phòng chụp X – quang, chị vẫn có thể bị nhiễm một lượng tia phóng xạ nhất định, có khả năng ảnh hưởng đến thai nhi…

Chụp X – quang cần tuân thủ nghiêm ngặt các quy định về an toàn

Cần kiểm soát chặt chẽ quy trình chụp X – quang cho trẻ nhỏ

Nguy cơ ảnh hưởng của tia X với từng giai đoạn thai nghén:

– 2 tuần đầu, bào thai rất ít bị ảnh hưởng gây dị tật bởi tia X. Tuy nhiên tia X có thể gây sảy thai nhưng phải với liều cao hơn nhiều liều 50 millisievert (500 lần chụp tim phổi).

– Từ tuần thứ 2 đến 8, tia X với liều chụp chẩn đoán không gây ra dị tật, sảy thai hoặc làm chậm phát triển thai, trừ khi bị “ăn liều” trên 200 millisievert (2000 lần chụp tim phổi).

– Từ tuần thứ 8 đến 15, hệ thần kinh trung ương của bào thai có thể nhạy cảm với ảnh hưởng tia X nhưng phải với liều trên 300 millisievert (3000 lần chụp tim phổi).

– Từ sau tuần 20, các cơ quan của thai nhi đã phát triển hoàn toàn. Sức chịu đựng của thai nhi với tia X tốt hơn, gần như tương đương của người mẹ.

Nếu việc chụp X – quang là không tránh được theo yêu cầu chuyên môn thì thai phụ cần được bảo vệ bằng áo chì để hạn chế tối đa tia X tiếp xúc với thai nhi.

(Theo bác sĩ Trần Hải Đăng – Trưởng khoa Chẩn đoán Hình ảnh, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec, Hà Nội)

 

HOANG-KIM-PHUC-MEDICAL-111

Bức xạ trong lĩnh vực hình ảnh y khoa

Bức xạ – Radiation- là năng lượng truyền qua một khoảng không hay môi trường vật chất. Hai dạng bức xạ được ứng dụng trong kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh là dạng điện từ ( electromagnetic) và dạng hạt (particulate).

  1. Bức xạ điện từ

Ánh sáng nhìn thấy được, sóng vô tuyến radio, và tia X (X quang) là các dạng khác nhau của bức xạ điện từ. Bức xạ điện từ không có khối lượng, không bị ảnh hưởng bởi các trường điện hoặc từ, và có tốc độ truyền là hằng số trong một môi trường xác định. Mặc dù bức xạ điện từ có thể xuyên qua vật chất nhưng nó lại không cần vật chất trung gian để di chuyển. Vận tốc tối đa của nó (2,998 x 108m/giây) đạt được trong điều kiện môi trường chân không – với vận tốc này ta có thể “vào Bắc ra Nam” 170 lần chỉ sau một cú chớp mắt!. Trong môi trường khác, tốc độ của nó là một hàm phụ thuộc vào đặc tính dẫn truyền của môi trường. Bức xạ điện từ là những đường thẳng; tuy nhiên, quỹ đạo của nó có thể bị thay đổi tuỳ theo tương tác với vật chất. Tương tác này có thể diễn ra do quá trình hấp thụ (khử bức xạ) hay quá trình tán xạ (làm biến đổi quỹ đạo).
Bức xạ điện từ đặc trưng bởi các đại lượng: bước sóng (λ), tần số (ν), và năng lượng mỗi photon (E). Các nhóm bức xạ điện từ (bao gồm bức xạ nhiệt; radio, TV, và vi sóng; hồng ngoại, khả kiến, và ánh sáng tử ngoại; và các tia X và gamma) được thể hiện trên phổ điện từ như hình dưới. 

Bức xạ điện từ dùng trong chẩn đoán y khoa bao gồm: (a) Tia gamma, phát ra từ nhân của các nguyên tử phóng xạ và được dùng để tạo ảnh phân bố dược chất phóng xạ; (b) Tia X, được tạo ra ở bên ngoài hạt nhân nguyên tử và được sử dụng trong ngành hình ảnh X quang và cắt lớp điện toán; (c) Ánh sáng khả kiến, tạo ra từ quá trình thu nhận tia X và gamma, được dùng vào việc quan sát và thông dịch hình ảnh; và (d) Bức xạ điện từ tần số radio trong vùng FM, được dùng như tín hiệu truyền và nhận trong kỹ thuật hình ảnh cộng hưởng từ MRI.Có hai cách mô tả chính xác bức xạ điện từ – mô tả kiểu hạt và kiểu sóng- cũng như việc gọi tên các nguyên tố của năng lượng là photon (quang tử) hoặc quanta (lượng tử). Trong một số trường hợp bức xạ điện từ biểu hiện dưới dạng sóng và trong các trường hợp khác lại thể hiện đặc tính hạt

.* Bức xạ ion hoá và không ion hoá

Bức xạ điện từ có tần số cao hơn vùng cận tử ngoại trong dải phổ bức xạ sẽ mang năng lượng đủ để mỗi photon có thể bứt các electron vùng biên ra khỏi nguyên tử, tạo ra các nguyên tử và phân tử ion hoá. Bức xạ trong vùng này (như bức xạ cực tím, tia X và tia gamma) được gọi là bức xạ ion hoá. Bức xạ điện từ có năng lượng thấp hơn vùng viễn – tử ngoại (như ánh sáng khả kiến, hồng ngoại, radio, và sóng truyền hình) gọi là bức xạ không ion hoá. Ngưỡng năng lượng của việc ion hoá phụ thuộc vào từng loại vật chất. Ví dụ, năng lượng tối thiểu cần có để bứt một electron (được biết là thế ion hoá) từ H2O và C6H6 có giá trị tương ứng là 12.6 và 9.3 eV.

  1. Bức xạ dạng hạt

Đặc tính vật lý của hầu hết bức xạ dạng hạt quan trọng sử dụng trong lĩnh vực hình ảnh y khoa được liệt kê trong bảng dưới đây. 

Hạt Ký hiệu Điện tích tương đối Khối lượng (amu) Năng lượng tương đương ước tính (MeV)
Alpha α,4He2+ +2 4,0028 3727
Proton p, 1H+ +1 1,007593 938

Electron

 (beta trừ)

e– , β -1 0,000548 0,511
Positron (beta cộng) e+, β+ +1 0,000548 0,511
Neutron n0 0 1,008982 940

amu: Atomic Mass Unit

Tất cả các nguyên tử đều có chứa proton trong nhân. Mỗi proton mang một đơn vị điện tích dương và là hạt nhân của một nguyên tử Hidro-1. Electron có mặt tại các quỹ đạo nguyên tử (xung quanh hạt nhân). Electron đồng thời cũng được phóng ra từ hạt nhân của vài nguyên tử phóng xạ; trong trường hợp đó chúng chính là các hạt beta-trừ. Các hạt beta-trừ (β) còn được gọi là các negatron hay đơn giản là “hạt beta”. Positron là electron mang tích điện dương (β+), và được phóng ra từ một số hạt nhân trong quá trình phân rã phóng xạ. Neutron là một hạt không mang điện tích nằm trong nhân, có khối lượng lớn hơn một ít so với khối lượng của proton. Neutron được phóng thích từ các phản ứng hạt nhân và được sử dụng vào việc sản xuất hạt nhân phóng xạ. Một hạt alpha (α2+) bao gồm hai proton và hai neutron; vì thế nó mang điện tích +2 và giống với hạt nhân của một nguyên tử helium (4He2+). Hạt alpha được phóng ra từ một số vật liệu phóng xạ tự nhiên như uranium, thorium, và radium. Sau quá trình phóng thích từ các phóng xạ tự nhiên như vậy, hạt α2+ cuối cùng sẽ nhận hai electron từ môi trường xung quanh và trở thành một nguyên tử helium trung tính (4He)

Tài liệu tham khảo:JERROLD T.BUSHBERG et al., The essential Physics of Medical Imaging 2nd edition, Lippincott Williams & Wilkins (2002) 


HOANGKIMPHUC-CHI-X-QUANG111

Liều bức xạ với con người

Hỏi: Quy định trung bình về liều bức xạ tự nhiên của một người mỗi năm là bao nhiêu? Hoàng Lê Minh (Phú Thọ).

PGS.TS Trần Thanh Minh, Viện Năng lượng Nguyên tử cho biết: Liều bức xạ là đại lượng tính đến tổng năng lượng bức xạ được hấp thụ bởi tế bào sống trong cơ thể con người và mức độ ảnh hưởng sinh học mà nó gây ra.

Đơn vị đo liều bức xạ là Sievert (Sv). Liều bức xạ trung bình đối với một người là từ 1 – 2mSv/năm. Bức xạ trong nhà trung bình tạo ra liều bổ sung khoảng 1 – 3mSv/năm. Ở những ngôi  nhà bị ảnh hưởng nặng thì liều ở đó có thể cao hơn từ 10 – 100 lần.

Mỗi lần đi chụp X-quang, người chụp thường phải chịu liều từ 0,2 – 5mSv. Vì thế, mỗi năm chúng ta chỉ nên chụp X-quang tối đa 2 lần, mỗi lần cách nhau 6 tháng để đảm bảo an toàn cho sức khoẻ. Tác động của bức xạ đến các tế bào sống trong cơ  thể người là rất kinh khủng.
PV (ghi)

Sống chung với bức xạ tự nhiên

Theo các chuyên gia, con người hàng năm vẫn phải chịu một nguồn bức xạ tự nhiên. Tuy chưa thể kết luận cụ thể mức xạ này ảnh hưởng đến sức khoẻ thế nào nhưng tốt nhất nên biết cách giảm thấp mức xạ một cách hợp lý.

Ở đâu cũng có bức xạ tự nhiên!

Sau khi tìm hiểu và tập hợp số liệu từ nhiều nước trên thế giới, tổ chức quốc tế UNSCEAR đã đưa ra con số về phông phóng xạ trung bình toàn cầu là 2,4mSv/năm.

Theo TS Hoàng Anh Tuấn, Trưởng ban Kế hoạch và Quản lý khoa học (Viện Năng lượng nguyên tử Việt Nam), đây là con số trung bình một năm mỗi người sống trên hành tinh đều nhận một liều bức xạ tự nhiên.

Nguồn bức xạ tự nhiên có từ cây, cỏ, hoa lá, không khí, nhà ở, thực phẩm… do các đồng vị (nguyên tố) phóng xạ sinh ra mà mắt thường không thể nhìn thấy được. Phóng xạ này có từ ngàn xưa đến nay và ảnh hưởng đến con người từ đời này sang đời kia.

Nguồn bức xạ tự nhiên có từ cây, cỏ, hoa lá, không khí, nhà ở, thực phẩm… do các đồng vị (nguyên tố) phóng xạ sinh ra mà mắt thường không thể nhìn thấy được.

“Đặc biệt, trong bức xạ tự nhiên có đến 1/2 là khí radon được sinh ra từ đất và lẫn vào không khí. Con người hít khí radon vào tạo ra phóng xạ con người, sau đó khí này lại đâm từ cơ thể ra ngoài tự nhiên”, TS Tuấn giải thích.

Còn theo ông Lê Quang Hiệp, Phó cục trưởng Cục an toàn bức xạ, hạt nhân (Bộ Khoa học & Công nghệ Việt Nam), bức xạ có mặt khắp mọi nơi, mọi lúc.

Có thể chia ra hai loại bức xạ chính là bức xạ ion hóa có năng lượng cao phát ra từ máy X-quang, máy gia tốc… và bức xạ tự nhiên có nguồn từ Mặt Trời, nhà ở…  Việc tồn tại của bức xạ tự nhiên là điều đương nhiên, còn các loại bức xạ ion hóa hiện nay Nhà nước đang kiểm soát rất chặt chẽ.

Không thể không có bức xạ!

Theo TS Anh Tuấn, mức phông 2,4mSv/người/năm là con số mang tính xác suất, phông thấp của môi trường. Tuỳ vào vùng sinh sống mức bức xạ này có thể cao hoặc thấp hơn.

Theo nghiên cứu của nhiều nhà khoa học, với mức 2,4mSv/người/năm không xảy ra hiệu ứng gì với sức khoẻ. Tuy nhiên, khả năng ít ảnh hưởng tốt hoặc xấu đối với sinh vật (cả con người lẫn thực vật) là vẫn có. Nếu ảnh hưởng tốt, bức xạ này có thể giúp sinh vật khoẻ hơn, cao lớn hơn. Nếu ảnh hưởng xấu có thể khiến sinh vật  còi cọc, yếu hơn.

“Tất cả chỉ mang tính xác suất với rất nhiều cá thể và phải ảnh hưởng trong thời gian dài từ đời này qua đời khác”, TS Tuấn cho hay.

Cũng theo vị chuyên gia này, ở những vùng cao hay duyên hải của Việt Nam, mức bức xạ tự nhiên có thể lên đến 5 – 7mSv/năm/người. Người dân ở đây vẫn sống và không phát hiện ra con người bị bệnh tật.

Đồng quan điểm, PGS.TS Phan Trường Thị, nguyên giảng viên địa chất trường Đại học Quốc gia cho biết, mức phóng xạ tự nhiên hiện nay rất nhỏ, cao cũng chỉ khoảng từ 15 – 30MicroRăngghen, so với quy định độ phóng xạ đạt đến 80MicroRăngghen mới có thể ảnh hưởng đến sức khoẻ con người. Vì thế, người dân không nên quá hoang mang, lo lắng.

Con người không thể không chịu ảnh hưởng của nguồn bức xạ tự nhiên nhưng biết cách giảm thấp mức này một cách hợp lý vẫn là cách tốt nhất. Người dân nên để nhà cửa thoáng gió, không đóng cửa suốt ngày. Hạn chế nằm lâu trên nền nhà để giảm khí radon sinh ra từ đất. Tránh ở lâu trong hầm kín, hầm phải có thông gió…

“Phóng xạ tự nhiên hiện chưa có trong pháp lệnh quản lý. Đây là một vấn đề mới, rộng đang trong quá trình nghiên cứu đánh giá. Vì thế, vẫn chưa thể có kết luận bức xạ tự nhiên có ảnh hưởng cụ thể đến sức khoẻ con người như thế nào và  cách phòng tránh ra sao vẫn là câu hỏi lớn”, ông Lê Quang Hiệp.

Thu Hiền

Đẩy bức xạ ra khỏi nhà

Theo khuyến cáo của Ủy ban Bảo vệ Môi trường Hoa Kỳ, giới hạn nồng độ radon có ảnh hưởng lên sức khoẻ con người là 150 Bq/m3. Mức giới hạn được nhiều nước ở Châu Âu công nhận là 200 Bq/m3. Cách tốt nhất bảo vệ sức khoẻ là tiến hành đo nồng độ radon trong mỗi gia đình.

Kết quả điều tra cho thấy, nồng độ khí radon có trong bức xạ tự nhiên trong nhà ở nước ta cao hơn mức công bố của thế giới. Tuy nhiên, nếu biết cách giảm thấp mức xạ một cách hợp lý sẽ giúp con người phòng tránh các rủi ro. 

Nồng độ bức xạ trong nhà cao

Theo một điều tra đánh giá của các chuyên gia thuộc Liên đoàn Vật lý địa chất và Hội địa – vật lý Việt Nam trên 54 đô thị trong cả nước về đo nồng độ khí radon trong không khí ngoài trời và trong nhà ở cho thấy: Tại 761 điểm khảo sát, nồng độ radon trong không khí dao động từ 1,0 – 37,9 Bq/m3 (trừ các vị trí gần dị thường phóng xạ radon); trong nhà ở dao động từ 5 – 406 Bq/m3. Trong đó, 13 ngôi nhà có mức nồng độ radon vượt quá mức giới hạn 150 Bq/m3.

Như vậy, theo công bố của thế giới, nồng độ radon trong không khí ở Việt Nam nằm ở mức trung bình, nhưng nồng độ radon trong nhà tương đối cao ví dụ như một số điểm của các địa phương: Hà Nội, Đà Nẵng, Điện Biên, Huế, Đồng Hới, Sầm Sơn (Thanh Hoá)… Cũng theo khảo sát này, nguyên nhân chủ yếu là điều kiện nhà ở quá chật chội, nhà thấp và không thông thoáng.

Còn theo TS Nguyễn Hào Quang – Giám đốc Trung tâm Hỗ trợ kỹ thuật và Ứng phó sự cố (Cục Kiểm soát và An toàn bức xạ hạt nhân), radon có thể được xem như là một nguồn phóng xạ tự nhiên có ảnh hưởng lớn nhất đến sức khỏe của con người.

Trong đó, nồng độ radon trong nhà chiếm tới 95%. Nồng độ này phụ thuộc nhiều vào kiểu nhà, vật liệu xây dựng, nền địa chất nơi chọn xây dựng nhà ở.

Những ngôi nhà có mức nồng độ radon vượt mức giới hạn là loại có kiểu kiến trúc không thông thoáng, xây dựng bằng đá granit, nhà xây dựng trên nền địa chất có cường độ phóng xạ cao như: Trên nền đá magma, trên các dị thường sa khoáng ven biển (ilmenit, titan…), trên các đứt gãy địa chất, hoặc vật liệu xây dựng nhà như gạch, ngói đốt bằng những loại than có hoạt độ phóng xạ cao…

Thường xuyên mở cửa, quạt thông gió

Theo các chuyên gia địa chất, các hạt alpha phát ra từ radon sẽ phá hủy các tế bào của cơ thể con người một khi nó được phát ra từ bên trong cơ thể. Mối nguy hiểm chính khi bị chiếu một liều radon cao là khả năng mắc phải căn bệnh ung thư phổi. Xác suất này tăng gấp 10 lần nếu kết hợp với việc hút thuốc lá.

Một trong những nguy cơ lớn nhất từ bức xạ tự nhiên chính là nồng độ khí radon có trong vật liệu xây dựng nhà ở. “Tuy nhiên, con người có thể chủ động hạn chế mức bức xạ chiếu lên người một cách hợp lý nhằm giảm nguy cơ bằng cách đo nồng độ radon”, TS Quang cho biết.

Trước hết, cần khảo sát, chọn địa điểm xây dựng trên nền địa chất có cường độ phóng xạ thấp. Chọn mẫu nhà có kiến trúc thông thoáng. Chọn vật liệu xây dựng nhà sạch về mặt phóng xạ.

Ở những ngôi nhà đã xây dựng có nồng độ radon cao trên mức giới hạn, để giảm nồng độ radon, cần thường xuyên mở cửa, quạt thông gió, hút bụi thường xuyên. Tránh ở lâu trong hầm kín, trong trường hợp bất khả kháng hầm phải có thông gió. Khi ra nắng nên bôi kem chống nắng, đi đường nên đeo khẩu trang. Không nên ở bãi biển có cát đen quá lâu…

Thu Hiền